30 thg 9, 2012

Lần đầu tiên mổ xẻ “kim tự tháp” trên sao Hỏa

Cập nhập lúc 8h37 ngày 27/09/2012

Lần đầu tiên, tàu thăm dò Nasa chạm được vào “kim tự tháp” sao Hỏa và thậm chí còn dùng tia laser xuyên thủng mặt đá để phân tích cấu tạo.

Trên thực tế, “kim tự tháp” sao Hỏa là một tảng đá có hình dạng giống kim tự tháp một cách kỳ lạ. Đây cũng chính là bài kiểm tra đầu tiên dành cho hệ thống thiết bị phân tích tối tân mà Curiosity được trang bị.
Khối đá bí ẩn có hình dạng như kim tự tháp trên bề mặt sao Hỏa
Khối đá bí ẩn có hình dạng như kim tự tháp trên bề mặt sao Hỏa
Bước một, cánh tay robot của tàu thăm dò Curiosity sẽ tiếp cận với “Jake Matijevic”, tên NASA đặt cho khối đá để tưởng nhớ vị kỹ sư trưởng phần mềm quá cố Jacob Matijevic, người phụ trách rất nhiều dự án trọng điểm về khám phá sao Hỏa và qua đời ngày 20/8 vừa qua.
Tiếp đó, tàu sử dụng máy chụp tia X hạt Alpha (APXS) nhằm xác định cấu tạo và thành phần khối đá kim tự tháp.
“Jake Matijevic” có kích cỡ tương đương với một quả bóng đá. Máy chụp APXS được đặt ở cuối cánh tay dài 2,1m của Curiosity. Trước khi chụp X-quang khối đá, tàu đã sử dụng máy ảnh MAHLI trên cùng cánh tay để chụp cận cảnh Jake Matijevic.
Tàu Curiosity sẽ dùng cánh tay robot dài 2,1m để chạm vào kim tự tháp trước khi phân tích.
Tàu Curiosity sẽ dùng cánh tay robot dài 2,1m để chạm vào kim tự tháp trước khi phân tích.
Kế đến, tàu sẽ huy động thiết bị Hóa học và Camera (ChemCam) để bắn tia laser về phía kim tự tháp nhằm phân tích thành tố hóa học có trong khối đá. Cuối cùng, kết quả phân tích từ ChemCam và APXS sẽ được so sánh với nhau để cho ra cái nhìn tổng quát về kim tự tháp.
Tàu Curiosity đáp xuống sao Hỏa cách đây 7 tuần để bắt đầu sứ mệnh thăm dò kéo dài 2 năm. Tàu sẽ sử dụng 10 thiết bị được trang bị sẵn để tiếp cận các khu vực được chỉ định trong hố Gale nhằm nghiên cứu điều kiện môi trường, bề mặt, cấu tạo sao Hỏa và tìm kiếm dấu vết sự sống.
Theo Vietnamnet
Phát hiện dấu tích của suối trên sao Hỏa

Thiết bị thăm dò tự hành Curiosity vừa tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một dòng suối sâu trên sao Hỏa, một phát hiện có thể giúp các nhà khoa học chứng minh nước từng chảy trên hành tinh đỏ.
Vô số viên sỏi nhẵn nằm trên một vỉa đá trong hố Gale trên sao Hỏa.
Vô số viên sỏi nhẵn nằm trên một vỉa đá trong hố Gale trên sao Hỏa.
Những hình ảnh mà Curiosity gửi về trái đất cho thấy những viên sỏi nhẵn trong các vỉa đá. Trên trái đất, những viên sỏi như thế thường tồn tại trong các lòng suối, sông, thác. Chúng bị nước cuốn trôi và bào mòn. Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhận định rằng, rất có thể một mạng lưới suối tồn tại trên sao Hỏa và những viên sỏi nhẵn đã nằm ở đó hàng tỷ năm trước, AP đưa tin.
"Curiosity gửi về những hình ảnh của một dòng suối sâu trên sao Hỏa. Chúng tôi cảm thấy rất phấn khích với phát hiện này", John Grotzinger, một nhà khoa học của Viện Công nghệ California và đang làm việc cho NASA, phát biểu.
Dựa vào những bức ảnh, Grotzinger và các đồng nghiệp cho rằng, nếu một người trưởng thành nhảy xuống lòng suối trên sao Hỏa thì người đó sẽ thấy bờ suối ngang với thắt lưng. Kích thước và độ nhẵn của những viên sỏi có thể giúp các chuyên gia tính toán tốc độ chảy của nước.
Sao Hỏa ngày nay giống như một sa mạc lạnh lẽo và khô cằn. Không dấu hiệu nào cho thấy nước tồn tại trên bề mặt của nó. Tuy nhiên, giới khoa học phỏng đoán rằng nó từng là hành tinh ấm áp và có nước. Các phi thuyền bay quanh sao Hỏa từng chụp được nhiều hình ảnh về những kênh trên bề mặt hành tinh đỏ. Sự tồn tại của những kênh cho thấy rất có thể nước từng tồn tại trên sao Hỏa và tạo nên những kênh đó. Những bức ảnh của Curiosity là bằng chứng đầu tiên được thu thập ngay trên bề mặt sao hỏa.
Theo khoahoc.com.vn
Sao chổi mới đang tiến đến mặt trời
Một sao chổi mới được phát hiện có thể là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm khi nó tiếp cận Trái đất vào năm sau.
Sao chổi trên đã được phát hiện bởi hai nhà thiên văn Vitali Nevski và Artyom Novichonok của Hệ thống Quang học Khoa học Quốc tế (Nga).
Sao chổi mới được cho là xuất phát từ mây Oort đang bao vây hệ mặt trời
Sao chổi mới được cho là xuất phát từ mây Oort đang bao vây hệ mặt trời - (Ảnh: NASA)
Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Liên đoàn Thiên văn Quốc tế ở Cambridge (Mỹ) đã xác nhận sao chổi mới, hiện chỉ là một chấm nhỏ trên bầu trời, và chưa đến phạm vi của sao Mộc.
Kết quả tính toán cho thấy sao chổi ISON đang thẳng tiến đến mặt trời và sẽ đến điểm gần nhất với ngôi sao trung tâm vào ngày 28 hoặc 29/11/2013, theo trang tin NewScientist.com.
Sức nóng tỏa ra từ mặt trời sẽ làm bốc hơi bề mặt băng giá của sao chổi khi nó đến gần, thải ra những đám bụi giúp sao chổi tỏa sáng với cái đuôi đặc biệt dài.
Nó thậm chí còn sáng chói hơn cả trăng tròn khi áp sát mặt trời, theo tạp chí Astronomy Now.
Quỹ đạo của sao chổi ISON cho thấy nó là “tay chơi mới” đến từ đám mây Oort, một vòng chứa các vật thể băng giá đang bao vây hệ mặt trời.

Theo Thanh Niên

Lời giải
Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$, ta có $$ (a+b)(b+c)(c+a)\ge 8abc.$$ Mặt khác, ta luôn có $$ (a+b+c)(ab+bc+ca)=(a+b)(b+c)(c+a)+abc.$$ Do đó $$(a+b)(b+c)(c+a) \ge \frac{8}{9}(a+b+c)(ab+bc+ca).$$ Bây giờ, sử dụng 1

Lời giải
Đặt $x=\dfrac{a}{c}, \ y=\dfrac{b}{c}$ thì ta có $x^2+xy+y^2=3$ hay $(x+y)^2-3=xy$ và ta cần chứng minh $$x^3+y^3+4xy \le 6,$$tức là ta cần

Lời giải

Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$, ta có $$2\sqrt{x\left( {{x}^{3}}+8 \right)}=\sqrt{\left( {{x}^{2}}+2x \right)\left( {{x}^{2}}-2x+4 \right)}\le 2{{x}^{2}}+4.$$ Từ đó ta suy ra $$\sqrt{\frac{x}{x^3+8}} = \frac{x}{\sqrt{x\left( x^3+8 \right)}}\ge \frac{x}{x^2+2} = \frac{x}{x^2+2xyz}=\frac{1}{x+2yz}.$$ Thiết lập tương tự với $b$ và $c$, sau đó cộng vế theo vế, ta thu được $$\sqrt{\frac{x}{{{x}^{3}}+8}}+\sqrt{\frac{y}{{{y}^{3}}+8}}+\sqrt{\frac{z}{{{z}^{3}}+8}}\ge \frac{1}{x+2yz}+\frac{1}{y+2zx}+\frac{1}{z+2xy}.$$ Bây giờ, sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ dạng phân thức và chú ý là $$x+y+z=\left( x+y+z \right)\frac{3\sqrt[3]{xyz}}{3}\le \left( x+y+z \right)\frac{\left( x+y+z \right)}{3}\le {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}},$$ ta có $$\begin{align}
   \frac{1}{x+2yz}+\frac{1}{y+2zx}+\frac{1}{z+2xy} & \ge \frac{9}{x+y+z+2\left( xy+yz+zx \right)} \\
 & \ge \frac{9}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2\left( xy+yz+zx \right)} \\
 & =\frac{9}{{{\left( x+y+z \right)}^{2}}}. \\
\end{align}$$ Như vậy, $$\sqrt{\frac{x}{x^3+8}}+\sqrt{\frac{y}{y^3+8}}+ \sqrt{ \frac{z}{z^3+8}}\ge \frac{9}{(x+y+z)^2},$$ tức là bài toán được chứng minh xong ;).
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y=z=1. \ \blacksquare$


Nhận xét rằng bất đẳng thức trên vẫn đúng nếu $xyz\ge 1.$ Ngoài ra ta có kết quả mạnh , nhưng khá đẹp mắt và khá dễ.
Chứng minh rằng, nếu $x,y,z$ là ba số thực dương sao cho $xyz=1,$ thì $$\sqrt{\frac{x}{x^3+8}}+\sqrt{\frac{y}{y^3+8}}+ \sqrt{ \frac{z}{z^3+8}}\ge \left ( \frac{\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}}{x+y+z} \right )^2.$$
Theo lời giải bên trên và sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$, ta có $$\begin{align}
 \sqrt{\frac{x}{x^3+8}}+\sqrt{\frac{y}{y^3+8}} + \sqrt{\frac{z}{z^3+8}}  & \ge \frac{x}{x^2+2}+\frac{y}{y^2+2}+\frac{z}{z^2+2} \\
 & \ge \frac{{{\left( \sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z} \right)}^{2}}}{x^2+y^2+z^2+2.3} \\
 & \ge \frac{{{\left( \sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z} \right)}^{2}}}{x^2+y^2+z^2+2( xy+yz+zx)} \\
 & ={{\left( \frac{\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}}{x+y+z} \right)}^{2}}. \\
\end{align}$$ Bài toán được chứng minh xong :). $\blacksquare$

29 thg 9, 2012

Những siêu Trái đất nguội chậm sẽ không có sự sống
Những hành tinh ngoại đất đá với khối lượng từ 2 đến 10 lần khối lượng Trái đất có lẽ không có những thời kì hoạt động núi lửa kéo dài được cho là điều kiện thiết yếu cho sự sống tiến hóa. Đó là kết luận của một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Mĩ và Đức khảo sát tốc độ nguội đi của những “siêu Trái đất” này. Nghiên cứu còn đề xuất rằng việc tìm hiểu hành trạng của phần lõi của một siêu hành tinh trên những khoảng thời gian dài có thể cung cấp thông tin quan trọng về các điều kiện trên bề mặt của nó.
Cho đến nay, các nhà thiên văn đã tìm thấy hơn 600 siêu Trái đất đang quay xung quanh những ngôi sao khác ngoài Mặt trời của chúng ta – và người ta trông đợi nhiều hành tinh hơn sẽ được phát hiện ra bởi kính thiên văn vũ trụ Kepler và những sứ mệnh khác trong tương lai. Các siêu Trái đất hiện mang đang mang lại cho các nhà thiên văn cơ hội tốt nhất để tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống ngoài địa cầu vì với các kính thiên văn ngày nay chúng dễ tìm và dễ nghiên cứu hơn các hành tinh ngoại cỡ Trái đất.
Nếu một siêu Trái đất nằm trong vùng ở được của một ngôi sao – trên nguyên tắc, đó là nơi mà bề mặt của hành tinh có thể ở nhiệt độ vừa thích hợp để có nước lỏng – thì một hành tinh ngoại như vậy có thể duy trì sự sống. Tuy nhiên, chỉ riêng ở trong vùng ở được thôi thì chưa đủ vì điều kiện trên bề mặt của siêu Trái đất đó phải có lợi cho sự sống nữa.
 Gliese 581
Ảnh minh họa hệ hành tinh xung quanh sao lùn đỏ Gliese 581. Các nhà thiên văn học tin rằng hệ này có chứa vài siêu Trái đất. (Ảnh: Đài thiên văn Nam châu Âu)
Cần có núi lửa
Nghiên cứu mới đứng đầu là Vlada Stamenkovic thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và các đồng sự thuộc Viện Nghiên cứu Hành tinh DLR ở Berlin. Nghiên cứu cho thấy các siêu Trái đất không có khả năng có những thời kì hoạt động núi lửa kéo dài mà người ta tin là giữ một vai trò quan trọng trong việc làm cho bề mặt của một hành tinh thích hợp cho sự xuất hiện của sự sống. Trong trường hợp hành tinh của chúng ta, nhiệt truyền từ sâu bên trong Trái đất thông qua sự đối lưu trong lớp bao làm cho các lục địa trôi giạt, đây là lí thuyết “kiến tạo mảng”. Sự trôi giạt này kích hoạt những khoảng thời gian hoạt động núi lửa kéo dài, phun ra nhiều CO2 dẫn tới sự ấm lên do hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng này giữ cho bề mặt Trái đất ấm áp, với phần lớn lượng nước ở dạng lỏng thay vì bị đóng băng.
Cơ chế núi lửa tiếp diễn cũng giữ một vai trò quan trọng trong chu trình carbon địa chất, nhờ đó CO2 chứa trong đá được núi lửa đưa vào khí quyển và sau đó lắng trở lại với lõi hành tinh qua sự phong hóa đất đá và hoạt động kiến tạo mảng. Người ta tin rằng chu trình này góp phần vào khí hậu tương đối ổn định của Trái đất, thành ra nó là cái thiết yếu cho sự sống.
Stamenkovic và các đồng sự đã khảo sát một số yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến các điều kiện trên bề mặt của một siêu Trái đất. Họ bắt đầu bằng cách xét độ nhớt của phần lõi của một siêu Trái đất, cái xác định nhiệt di chuyển nhanh bao nhiêu qua sự đối lưu từ lõi nóng của một hành tinh lên bề mặt nguội hơn nhiều của nó. Các hành tinh có lõi nhớt cao truyền nhiệt chậm hơn những hành tinh có lõi nhớt thấp.
Độ nhớt phụ thuộc áp suất
Cho đến nay, đa số các tính toán đều sử dụng một công thức cho độ nhớt chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà không phụ thuộc áp suất – một công thức thậm chí không hoạt động đối với Trái đất, theo lời Stamenkovic. Thay vậy, đội của ông cho rằng ở những áp suất lớn hơn tìm thấy ở các siêu Trái đất, công thức đúng cho độ nhớt cũng nên đưa thêm vào một số hạng là một hàm của áp suất. Kết quả là một độ nhớt cao hơn nhiều so với giá trị sử dụng trong các nghiên cứu trước đây của siêu Trái đất.
Sau đó, đội nghiên cứu đã khảo sát xem nhiệt độ bên trong một siêu Trái đất sẽ biến thiên như thế nào trong quãng đời của nó – vì cả nhiệt độ và áp suất đều xác định độ nhớt bên trong một hành tinh. Trước tiên họ tính cái sẽ xảy ra nếu các siêu Trái đất là “nguội” như những nghiên cứu trước đây thường dự đoán. Ở những nhiệt độ tương đối thấp này, Stamenkovic và các đồng sự dự đoán rằng sẽ không có sự đối lưu trong lớp bao dưới. Trong kịch bản “ứ đọng” này, hành tinh ngoại nguội đi từ từ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây hơn cho biết các siêu Trái đất là nóng hơn nhiều khi chúng mới hình thành – có lẽ còn tan chảy nữa. Dưới kịch bản hình thành-nóng này, đội nghiên cứu tìm thấy sự đối lưu sẽ xảy ra, trừ là với một tốc độ chậm. Trong cả hai trường hợp, sự nguội đi của lớp bao và nhân sẽ là không đủ hiệu quả, theo lời Stamenkovic.
Nhắm đến sự hình thành này, đội nghiên cứu sau đó đã khảo sát những gợi ý của sự nguội đi chậm chạp này đối với tính ở được của một siêu Trái đất. Trong cả hai trường hợp, sự nguội đi chậm của nhân và lớp bao của một siêu Trái đất cho thấy sự kiến tạo mảng ít có khả năng xảy ra hơn. Tuy nhiên, Stamenkovic cho biết lượng nước có trong thạch quyển cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc xác định sự kiến tạo mảng có xảy ra hay không, và có thể làm đảo ngược những xu hướng như thế.
Cần có những thí nghiệm trong phòng lab
Theo Stamenkovic, nghiên cứu mới này cho thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu sự tiến hóa của các siêu Trái đất, thay vì cố gắng xác định những tính chất ổn định của chúng. Để hiểu rõ hơn nhiệt được truyền như thế nào trong các siêu Trái đất, Stamenkovic cho biết cần làm thêm các thí nghiệm áp suất cao trong phòng thí nghiệm trên Trái đất và cần có thêm số liệu về tỉ trọng và khí quyển của các siêu Trái đất. Để thu thập những thông tin này, ông đề nghị một số kính thiên văn vũ trụ giá thành thấp, mỗi kính sẽ tập trung vào một siêu Trái đất ở gần, cần tìm kiếm trong những khoảng thời gian dài để có đủ số liệu. Một dự án như vậy đã được đề xuất bởi một đội tại MIT đứng đầu là Sara Seager và có tên là ExoplanetSat.

Nguồn: thuvienvatly.com
Lần đầu tiên ‘mổ tim’ thành công thiên hà M87

Lần đầu tiên các nhà thiên văn đã quan sát được nguồn gốc của vòi vật chất phát ra từ thiên hà M87. Kết quả cho thấy một lỗ đen đang quay tròn tại tâm của thiên hà và những hiệu chỉnh trong tương lai của kĩ thuật trên có thể mang lại phép kiểm tra chặt chẽ nhất của thuyết tương đối rộng Einstein.
Đa số các thiên hà, kể cả Dải Ngân hà của chúng ta, được cho là có chứa một lỗ đen siêu khối tại tâm của chúng. Ở một số thiên hà, vật chất rơi vào trong lỗ đen tạo ra một cái đĩa bồi tụ phát ra những lượng lớn bức xạ trên khắp phổ điện từ. Những thiên hà như vậy được gọi là ‘thiên hà hoạt động’. Kịch tính hơn nữa là 10% trong số các thiên hà hoạt động còn có một cái vòi vật chất tương đối tính phát ra từ lõi của chúng.
Một ví dụ đẹp là M87, một thiên hà elip khổng lồ nằm cách Trái đất 50 triệu năm ánh sáng. M87 gửi đi một vòi plasma mỏng, dài 5000 năm ánh sáng vào trong không gian. Tuy nhiên, bức xạ tại tâm của nó quá mạnh nên các photon ánh sáng thường tán xạ lên nhau, chặn mất tầm nhìn của nhà thiên văn về nơi phát ra vòi vật chất. Mặc dù là một trong những vòi vật chất tương đối tính được nghiên cứu nhiều nhất, nhưng vòi M87 vẫn để lại những câu hỏi chưa được trả lời về cơ chế hình thành chính xác của nó.
Ảnh mô phỏng một vài vật chất phát ra từ một lỗ đen đang quay
Ảnh mô phỏng một vài vật chất phát ra từ một lỗ đen đang quay, bao xung quanh là một đĩa vật chất đang bồi tụ. Lỗ đen đang quay bằng một nửa tốc độ tối đa và khối lượng của nó bằng khối lượng của lỗ đen tại tâm của thiên hà elip M87. “Cái bóng” lỗ đen ở giữa xuất hiện trong mô phỏng này. (Ảnh: Avery E Broderick)
Tách múi bưởi trên mặt trăng
Nay, sử dụng Kính thiên văn Chân trời Mới (EHT), các nhà thiên văn ở Mĩ, đứng đầu là Sheperd Doeleman thuộc Đài thiên văn MIT Haystack ở Massachusetts, đã lần đầu tiên nhìn được nơi phát của vòi vật chất đó. “Chúng tôi đã thiết kế một chiếc thiên văn ảo cỡ bằng Trái đất bằng cách liên kết các đĩa vô tuyến ở California, Arizona và Hawaii lại với nhau,” Doeleman nói. Cách kết hợp những chiếc kính thiên văn phân bố rộng như thế này được gọi là phép đo giao thoa đường cơ sở rất dài. Một đường cơ sở dài như vậy đồng nghĩa với việc Doeleman và các đồng sự có thể thu được độ phân giải chưa có tiền lệ. “Độ phân giải này ngang với việc tách múi một quả bưởi trên Mặt trăng,” Doeleman giải thích.
Nơi phát ra vòi vật chất đó chỉ có quy mô 5,5 bán kính Schwarzchild – nhỏ hơn đáng kể so với các đĩa bồi tụ. Bán kính Schwarzchild là khoảng cách từ tâm của lỗ đen đến chỗ có vận tốc thoát khỏi sức hút hấp dẫn của nó vượt quá tốc độ ánh sáng. Kích cỡ nhỏ của nơi phát ra vòi vật chất cho phép đội nghiên cứu suy luận ra một số tính chất của lỗ đen đang tạo ra nó. “Các mô hình cho thấy vòi vật chất sẽ có đường kính 7,4 [bán kính Schwarzchild] cho một lỗ đen không quay,” Doeleman nói. “Đối với một lỗ đen đang quay, trong đó đĩa bồi tụ quay ngược chiều quay của lỗ đen, chúng tôi trông đợi con số đó lớn hơn 9,” ông nói. Thực tế nó nhỏ bằng 5,5 gợi ý rằng lỗ đen tại tâm của M87 đang quay tròn, nhưng cái đĩa bồi tụ quay cùng chiều quay của nó.
Lâu nay người ta cho rằng các lỗ đen đang quay có thể tạo ra những vòi vật chất tương đối tính ở những thiên hà hoạt động, nhưng bằng chứng vẫn còn lảng tránh. “Người ta đã từng giả định, nhưng nay chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng và một kĩ thuật ủng hộ cho nó,” Doeleman nói. “Chúng tôi đã chính thức liên hệ những vùng quy mô rất nhỏ, nơi thuyết tương đối rộng là quan trọng, với những cấu trúc vòi vật chất quy mô lớn,” ông nói. Lí thuyết của Einstein có thể sẽ được kiểm tra chặt chẽ hơn khi các kính thiên văn đang xây dựng đi vào hoạt động trong những năm sắp tới. Hi vọng Ma trận Lớn Millimet Atacama (ALMA), hiện đang xây dựng trong sa mạc Chile, có thể gia nhập cùng các kính thiên văn EHT khác vào năm 2015. “Có thêm ALMA độ phân giải của chúng tôi sẽ tăng lên gấp đôi,” Doeleman nói.
Thẩm tra thuyết tương đối rộng
Một sự nâng cấp như vậy sẽ cho phép các nhà thiên văn quan sát “cái bóng” của lỗ đen. Vì sự uốn cong cực độ của không gian do lực hấp dẫn cực mạnh của lỗ đen, nên ánh sáng truyền ra xa phía Trái đất bị bẻ uốn ngược lại thành một cái vòng với mảng mờ - hay cái bòng - ở chính giữa. Kích cỡ chính xác và hình dạng của cái bóng này bị chi phối bởi các phương trình thuyết tương đối rộng Einstein. So sánh dự đoán với phép đo dưới những điều kiện cực độ này có thể là phép kiểm tra tối hậu cho thuyết tương đối. “Chúng ta sẽ sớm có những công cụ đẩy lí thuyết Einstein tới giới hạn. Nếu các lí thuyết của ông bị sụp đổ ở đâu đó, thì mồ chôn của nó chính là ở đây,” Doeleman nói.
Nguồn: thuvienvatly.com
Lần đầu tiên nhìn thấy sự ma sát spin ở một nguyên tử độc thân

Một đội nghiên cứu quốc tế cho biết lần đầu tiên họ đã đo được thành phần ma sát phụ thuộc spin của một nguyên tử độc thân khi nó trượt trên một bề mặt từ tính. Đội đã sử dụng kết hợp kính hiển vi quét chui hầm phân cực spin và kĩ thuật xử lí nguyên tử độc thân để đẩy từng nguyên tử từ tính trên một khuôn từ tính. So sánh các kết quả thực nghiệm và mô phỏng trên máy tính, các nhà nghiên cứu đã có thể kết luận thuyết phục rằng sự ma sát phụ thuộc spin có đóng góp căn bản cho lực ma sát tổng hợp mà một nguyên tử phải chịu. Các kết quả của họ mang lại một bước thiết yếu hướng đến phát triển một lí thuyết cơ bản của sự ma sát.
Mặc dù ma sát là một trong những lực gặp nhiều nhất trong vũ trụ, và là một trong những hiện tượng vật lí được biết sớm nhất, nhưng cơ sở phức tạp của sự ma sát và nguồn gốc của nó vẫn còn tránh né các nhà khoa học. Lĩnh vực nghiên cứu ma sát, hay “ma sát học”, khảo sát các bề mặt tiếp xúc từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô. Một vấn đề căn bản là chỉ ra và liên hệ một lực ma sát quan sát được giữa hai chất liệu tiếp xúc nhau với những tính chất vật lí, hóa học và cơ học của chất liệu gây ra ma sát. Nhưng yêu cầu này nói thì dễ hơn làm

Ma sát spin
(a) Spin của manganese sắt từ, với trạng thái spin xoắn. (b) Hình ảnh SP-STM cho thấy các spon đối song nhau. (c) Sự đối xứng của mạng nguyên tử khi nguyên tử cobalt trượt trên bề mặt. (d) Trạng thái spin từ tính, khi đầu nhọn bị phân cực spin và thành phần spin được nhìn thấy.
Quay tự do
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã khảo sát hai yếu tố có đóng góp căn bản cho sự ma sát ở cấp vĩ mô – đó là mức độ tự do điện tử và các dao động mạng. “Vì thế, nếu hệ electron trong nguyên tử giữ một vai trò thiết yếu như vậy trong sự ma sát, thì rõ ràng chúng ta cũng phải xét spin nữa, vì mỗi electron không chỉ có điện tích mà còn có spin,” giải thích của Roland Wiesendanger thuộc trường Đại học Hamburg, Đức, một trong các tác giả của công trình mới công bố. Cùng với tác giả Boris Wolter và các đồng sự, ông đã nghiên cứu các hiện tượng phụ thuộc spin ở cấp nguyên tử trong hơn 25 năm qua và rất ít có hứng thú với sự ma sát spin. “Đây có khả năng là do rất khó tìm ra một hệ cho phép chúng ta nhận ra sự ma sát spin một cách dễ dàng,” Wiesendanger nói. Nếu ta xét một chất sắt từ, ví dụ như sắt chẳng hạn, thì toàn bộ các moment từ hay spin đều hoàn toàn song song nhau, “cho nên hầu như không thể phân biệt giữa sự đóng góp phụ thuộc spin và sự đóng góp ma sát bình thường. Bạn phải thiết kế ra một hệ mô hình trong đó các tính chất điện tử khác với các tính chất từ,” ông nói.
Đó chính là cái mà đội nghiên cứu đã làm – xét việc sử dụng một chất liệu phản sắt từ, trong đó các spin liền kề luôn luôn hướng theo chiều ngược nhau. Thật vậy, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một chất liệu manganese-trên-chất-nền-tungsten có tính phản sắt từ ở cấp độ nhỏ nhưng thể hiện một trạng thái xoắn spin khoảng 170o giữa những hàng liền kề trên cấp độ lớn hơn. Sau đó họ đã nghiên cứu sự ma sát của hệ này bằng cách sử dụng một kính hiển vi quét chui hầm phân cực spin (SP-STM) với một nguyên tử cobalt (Co) tại đầu nhọn trượt trên lớp manganese, với nguyên tử Co chuyển động từ nút mạng này sang nút mạng kế tiếp. Các spin ở lớp manganese phản sắt từ xen kẽ nhau, và sự canh thẳng hàng spin của nguyên tử Co với nguyên tử manganese gần nhất mang lại một hệ vân xen kẽ. Các vân sáng và tối cho biết các hàng nguyên tử với thành phần từ hóa song song và đối song so với sự từ hóa của đầu nhọn.
Đầu nhọn phân cực
Đầu nhọn SP-STM được sử dụng bởi vì nếu dùng một đầu nhọn kim loại bình thường để kéo lê nguyên tử Co trên bề mặt manganese, thì hình ảnh chỉ thể hiện sự đối xứng của mạng nguyên tử. Nhưng khi đội khoa học sử dụng một đầu nhọn phân cực spin, nó thể hiện sự kết hợp từ yếu với cobalt, và chính hình ảnh đó cho thấy trật tự từ của cấu trúc, biểu hiện thành phần phụ thuộc spin. “Một điểm hấp dẫn nữa với kĩ thuật chụp ảnh xử lí từ là độ phân giải không gian cực cao và trật tự từ cao, mặc dù chi phí thực nghiệm và phân tích có tăng lên chút ít,” Wolter nói. Theo ông, khám phá thực nghiệm đầu tiên này là có chút may mắn, và kĩ thuật cần được cải tiến để cho chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Để xác nhận thực tế là mức độ tự do spin có đóng góp cho sự ma sát của hệ, đội khoa học đã cho chạy các mô phỏng Monte Carlo, sử dụng một hệ rất giống với hệ thực nghiệm. Hệ mô phỏng cho kết quả ăn khớp. Wiesendanger cho biết độ lớn của sự đóng góp ma sát do spin là ngang với sự ma sát phụ thuộc dao động mạng hay ma sát điện tử. Nhóm của ông cũng hi vọng sự ma sát spin là một hiện tượng chung xảy ra ở nhiều hệ, chứ không riêng ở những hệ từ tính.
Theo các nhà nghiên cứu, khám phá trên giúp họ hiểu rõ hơn cơ sở của sự ma sát, và nghiên cứu của họ còn là điểm xuất phát hướng đến định cỡ tầm quan trọng của mức độ tự do spin trong “các hiện tượng bề mặt”, ví dụ như sự khuếch tán của các nguyên tử từ tính trên các chất nền từ tính. Ở cấp độ thực tiễn hơn, nghiên cứu của họ có ích cho các hệ lưu trữ dữ liệu từ tính ví dụ như đĩa cứng, hay những động cơ từ có bộ phận trượt.
Nguồn: thuvienvatly.com
Lời giải
Sử dụng bất đẳng thức $ Schur$ ta có $$ abc \ge (a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)$$
Do đó ta có $$ abc \ge 1.$$ Bây giờ, sử dụng đánh giá trên và kết hợp bất đẳng thức quen thuộc
$$ 3abc(a+b+c) \le (ab+bc+ca)^2,$$ ta thấy rằng $$\begin {align} {{3}^{4}}\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)\left( a+b+c \right) & \le {{3}^{3}}\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)3abc\left( a+b+c \right) \\ & \le {{3}^{3}}\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right){{\left( ab+bc+ca \right)}^{2}}. \end{align}$$
Mặt khác, sử dụng bất đẳng thức $ AM-GM$ cho bộ ba số,
Lời giải
Cách 1: Tăng Hải Tuân - vatliphothong.vn
Bất đẳng thức là thuần nhất nên ta có thể chuẩn hóa $ abc=1$.
Sử dụng bất đẳng thức $ AM-GM$, dễ thấy $$ \sqrt{abc}(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}) \ge 3$$
Mặt khác, theo bất đẳng thức quen thuộc $ 3abc(a+b+c) \le (ab+bc+ca)^2$ ta sẽ đưa bài toán về chứng minh $$ (a+b+c)^2+3\ge4(ab+bc+ca),$$ hay tương đương $$ a^2+b^2+c^2+3 \ge 2(ab+bc+ca).$$
Sử dụng bất đẳng thức $ AM-GM$ ta có $ a^2+b^2 \ge 2ab$ và $ c^2+1\ge2c$, và với chú ý là $ 2=2abc$ nên bất đẳng thức sẽ được chứng minh nếu ta chỉ ra được $$ 2ab+2c+2abc\ge2(ab+bc+ca).$$
hay là $$ c(a-1)(b-1)\ge0.$$
Bất đẳng thức cuối luôn đúng vì trong $ 3$ số $ a,\ b,\ c$ có tích $ abc=1$ thì luôn tồn tại $ 2$ số nằm cùng phía so với $ 1$, và ta giả sử hai số đó là $ a$ và $ b.$
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $ a=b=c. \ \blacksquare$
Cách 2: TOP - toanphothong.vn
Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với (sau khi chia hai vế cho $ \sqrt{abc}$) $$ \sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c} + \dfrac{(a+b+c)^2}{\sqrt{abc}} \ge 4\sqrt{3(a+b+c)}$$
Sử dụng bất đẳng thức $ AM-GM$, ta có $ \sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c} \ge 3\sqrt[6]{abc}$ và
$$ \dfrac{{{(a+b+c)}^{2}}}{3\sqrt{abc}}+\dfrac{{{(a+b+c)}^{2}}}{3\sqrt{abc}}+\dfrac{{{(a+b+c)}^{2}}}{3\sqrt{abc}}+3\sqrt[6]{abc}\ge 4\sqrt[4]{\dfrac{{{(a+b+c)}^{6}}.3\sqrt[6]{abc}}{27abc\sqrt{abc}}}$$
Từ đó ta có $$ \sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}+\dfrac{{{(a+b+c)}^{2}}}{\sqrt{abc}}\ge 4\sqrt[4]{\dfrac{{{(a+b+c)}^{6}}.3\sqrt[6]{abc}}{27abc\sqrt{abc}}}.$$ Như vậy, bài toán sẽ được chứng minh nếu ta chỉ ra được $$ 4\sqrt[4]{\dfrac{(a+b+c)^6.3\sqrt[6]{abc}}{27abc\sqrt{abc}}} \ge 4\sqrt{3(a+b+c)}.$$ Thật vậy, theo bất đẳng thức $ AM-GM$ dạng $ (a+b+c)^3 \ge 27abc$ và $ a+b+c \ge 3\sqrt[3]{abc}$ thì $$ 4\sqrt[4]{\dfrac{{{(a+b+c)}^{6}}.3\sqrt[6]{abc}}{27abc\sqrt{abc}}}\ge 4\sqrt[4]{\dfrac{{{(a+b+c)}^{2}}.27abc.3\sqrt[3]{abc}.3\sqrt[6]{abc}}{27abc\sqrt{abc}}}=4\sqrt{3(a+b+c)}$$ Bất đẳng thức được chứng minh xong.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $ a=b=c. \ \blacksquare$


Lời giải

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với $$ab+bc+ca+\dfrac{1}{a}+ \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c}+\dfrac{a}{c} + \dfrac{c}{b} + \dfrac{b}{a} +a+b+c\ge 2(a+b+c) +6.$$ Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$, ta có $$ ab+\dfrac{b}{a} \ge 2b, \ bc+\dfrac{c}{b} \ge 2c, \ ca+\dfrac{a}{c} \ge 2a.$$ Cộng vế với vế ba bất đẳng thức này, ta thu được $$ab+bc+ca+\dfrac{a}{c} + \dfrac{c}{b} + \dfrac{b}{a} \ge 2(a+b+c). \ (1)$$ Mặt khác,

28 thg 9, 2012


Lời giải
Cách 1: Tăng Hải Tuân - vatliphothong.vn
Bài toán được giải quyết hoàn toàn chỉ bằng $AM-GM.$
Thật vậy, sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$ ta có

Lời giải
Cách 1: Tăng Hải Tuân - vatliphothong.vn
Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$ ta có: $$\begin{align}
  & \bullet xyz\left( x+y \right)\left( y+z \right)\left( z+x \right)\le \frac{8{{\left( xy+yz+zx \right)}^{3}}}{27}=\frac{8}{27}. \\
 & \bullet \left( x+y+z \right)=\left( x+y+z \right)\left( xy+yz+zx \right)\le \frac{9}{8}\left( x+y \right)\left( y+z \right)\left( z+x \right). \\
\end{align}$$Mà ta luôn có:
Lời giải
Cách 1:
Nhìn thấy căn, ngứa mắt quá, bình phương 2 vế phá nó thôi ^^!
Bình phương hai vế, bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với $$ab\left( a+b \right)+bc\left( b+c \right)+ca\left( c+a \right)\ge 2abc+2\sqrt{abc\left( {{a}^{3}}+{{b}^{3}}+{{c}^{3}}+abc \right)}.$$ Vẫn còn căn thức à?

Lời giải

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với $$\frac{{{a}^{2}}}{1+2a+6{{a}^{2}}}+\frac{{{b}^{2}}}{1+2b+6{{b}^{2}}}+\frac{{{c}^{2}}}{1+2c+6{{c}^{2}}}\le \frac{1}{7}.$$ Sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$, ta có

Lời giải
Sử dụng bất đẳng thức quen thuộc $xy \le \dfrac{(x+y)^2}{4}$, ta có: $$4(5a+b).5(b^2+4ca) \le  \dfrac{(20a+4b+5b^2+20ca)^2}{4}.$$ Như vậy, bài toán sẽ được chứng minh nếu ta chỉ ra được

Lời giải
Theo bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$, ta có $$(a^3+b^3+c^3)^2 \le (a^2+b^2+c^2)(a^4+b^4+c^4).$$
Lời giải
Để chứng minh bất đẳng thức trên, ta sẽ chứng minh bất đẳng thức mạnh hơn (với cùng giả thiết) là $$3(a\sqrt{a}+b\sqrt{b}+c\sqrt{c}) \le\frac{a\sqrt{a}}{bc}+\frac{b\sqrt{b}}{ca}+\frac{c\sqrt{c}}{ab} $$Thật vậy, sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ ta có
Lời giải
Dự đoán điểm rơi tại $a=1, \ b=2, \ c=3$.
Thật vậy, giả thiết cho $a+b \ge c$ và $c \ge b+1$ và $c \ge 3 \ge b \ge a$ thì kiểu gì mình chả dùng đến.

Lời giải
Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$ ta đưa bài toán về chứng minh bất đẳng thức mạnh hơn là $$a^2+b^2+c^2-\frac{3+a+b+c}{2}+\frac{16}{ab+bc+ca+1} \ge 4. \ \ \ \ (1)$$ Bây giờ, giả sử $(a-1)(b-1) \ge 0$. Khi đó ta có

Lời giải
Sử dụng bất đẳng thức quen thuộc $3(ab+bc+ca) \le (a+b+c)^2$, ta có $ab+bc+ca \le 3$
Do đó, ta có

Lời giải
Dễ thấy đẳng thức xảy ra khi một biến bằng không, hai biến còn lại bằng nhau.
Trước hết, mục tiêu của ta là phá căn, hiển nhiên tư tưởng đầu tiên sẽ sử dụng $AM-GM.$ Ta sẽ đánh giá sao cho đẳng thức đạt tại $a=b>0$ và $c=0$ chẳng hạn.

27 thg 9, 2012

Kết luận cuối cùng cho nguyên tố 113
Các nhà khoa học tại Trung tâm Khoa học Máy gia tốc RIKEN Nishina (RNC) đã thu được dữ liệu rõ ràng nhất từ trước đến nay cho nguyên tố 113 vốn hay lảng tránh các nhà khoa học. Một chuỗi gồm sáu phân rã alpha liên tiếp, tạo ra trong các thí nghiệm tại Xưởng Chùm Đồng vị Phóng xạ RIKEN (RIBF), đã nhận dạng thuyết phục nguyên tố 113 qua các liên hệ với những hạt nhân con cháu đã biết. Kết quả công bố trên tạp chí Journal of Physical Society of Japan cho thấy đã đến lúc để nước Nhật đặt tên cho nguyên tố mới.

Chuỗi phân rã của nguyên tố mới 113
Chuỗi phân rã của nguyên tố mới 113
Cuộc tìm kiếm các nguyên tố siêu nặng là một quá trình khó khăn và đầy gian khổ. Những nguyên tố đó không xuất hiện trong tự nhiên và phải được tạo ra trong những thí nghiệm sử dụng lò phản ứng hạt nhân hay máy gia tốc hạt, qua các quá trình nhiệt hạch hoặc hấp thụ neutron. Kể từ khi nguyên tố đầu tiên như thế được phát hiện vào năm 1940, các nước Mĩ, Nga và Đức đã cạnh tranh nhau tạo ra thêm nhiều nguyên tố khác. Các nguyên tố từ 93 đến 103 đã được người Mĩ phát hiện ra, nguyên tố 104 đến 106 là thành tựu của người Nga và người Mĩ, các nguyên tố 107 đến 112 thuộc về người Đức, và hai nguyên tố mới được đặt tên gần đây nhất, 114 và 116, là sản phẩm hợp tác của người Nga và người Mĩ.
Với những kết quả mới nhất của họ, nhà khoa học Kosuke Morita và đội của ông tại RNC đã biến nước Nhật thành nước châu Á đầu tiên đặt tên cho một nguyên tố mới. Trong nhiều năm qua, đội của Morita đã tiến hành các thí nghiệm tại Cơ sở Máy gia tốc Thẳng RIKEN ở Wako, gần Tokyo, tìm kiếm nguyên tố 113. Vào ngày 12 tháng 8 vừa qua, những nỗ lực của họ đã đơm hoa kết trái: các ion kẽm chuyển động với tốc độ bằng 10% tốc độ ánh sáng va chạm với một lớp bismuth mỏng tạo ra một ion rất nặng, theo sau đó là một chuỗi gồm sáu phân rã alpha liên tiếp được nhận dạng là sản phẩm của một đồng vị của nguyên tố 113.
Đội của Morita cũng đã phát hiện ra nguyên tố 113 trong các thí nghiệm hồi năm 2004 và 2005, nhưng những kết quả trước đây chỉ nhận ra bốn sự kiện phân rã theo sau là sự phân hạch tự phát của dubnium-262 (nguyên tố 105). Ngoài sự phân hạch tự phát, đồng vị dubnium-262 được biết còn phân hủy qua sự phân rã alpha, nhưng phân rã này đã không được quan sát, cho nên kết quả của họ chưa đủ sức thuyết phục vì những sản phẩm cuối cùng là những hạt nhân lúc ấy chưa biết. Tuy nhiên, chuỗi phân rã phát hiện ra trong các thí nghiệm mới nhất, tuân theo lộ trình phân rã alpha xen kẽ, với số liệu cho thấy dubnium phân hủy thành lawrencium-258 (nguyên tố 103) và cuối cùng là thành mendelevium-254 (nguyên tố 101). Sự phân rã của dubnium-262 thành lawrencium-258 là đã biết và nó mang lại bằng chứng rõ ràng rằng nguyên tố 113 là cội nguồn của chuỗi phân rã đó.
“Trong hơn 9 năm qua, chúng tôi đã tìm kiếm dữ liệu nhận dạng một cách thuyết phục nguyên tố 113, và nay cuối cùng chúng tôi đã có nó, cảm giác cứ như là một gánh nặng lớn vừa trút khỏi vai vậy,” Morita nói. “Tôi muốn cảm ơn tất cả các nhà nghiên cứu và nhân viên đã tham gia vào kết quả trọng yếu này, những người đã luôn vững niềm tin rằng một ngày nào đó nguyên tố 113 sẽ là của chúng tôi. Thách thức tiếp theo của chúng tôi sẽ làm khai phá vùng đất còn hoang sơ của nguyên tố 119 và xa hơn nữa.”
Nguồn: thuvienvatly.com

Cần bao nhiêu phân tử nước mới kết thành băng?

Cần bao nhiêu phân tử nước để tạo thành một cục băng nhỏ nhất? Khoảng chừng 275: đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Đức và Cộng hòa Czech, họ đã phát triển kĩ thuật đầu tiên từng được sử dụng để khảo sát những cụm lớn gồm những phân tử nước. Kết quả của họ có thể giúp làm sáng tỏ sự hình thành của băng tuyết trên cao trong khí quyển.
Những cụm nước là những tập hợp gồm những phân tử nước được giữ lại với nhau bằng những liên kết hydrogen liên phân tử. Cho đến nay, đa số nghiên cứu tập trung vào những cụm nhỏ với 12 phân tử hoặc ít hơn và cấu trúc của những vật thể này mang lại cái na ná như cục băng. Trong vài năm qua, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển một kĩ thuật dựa trên nền quang phổ học để khảo sát những cụm nước chứa tới 50 phân tử. Tuy nhiên, sự phân tích cấu trúc chi tiết của những cụm gồm 100 – 1000 phân tử, nơi người ta nghĩ sự kết tinh sẽ xảy ra, vẫn nằm ngoài tầm với của những nghiên cứu này.
Khó khăn chính trong việc phân tích những cụm nước lớn là biết chính xác chúng có chứa bao nhiêu phân tử. Công việc này được thực hiện bằng cách đo phổ khối, tức là làm ion hóa các cụm bằng cách cho chúng chịu bức xạ năng lượng cao, bức xạ có thể làm cho những cụm mong mảnh vỡ ra từng mảnh. Ngoài ra, các nhà khoa học còn muốn nghiên cứu những cụm nước trung hòa thay vì tích điện vì những cụm này có mặt trong phần lớn những quá trình kết tinh băng trong tự nhiên.

Hình minh họa cấu trúc phân tử của ba cụm nước thể hiện nhân kết tinh xuất hiện như thế nào khi những cụm nước tăng kích cỡ.
Hình minh họa cấu trúc phân tử của ba cụm nước thể hiện nhân kết tinh xuất hiện như thế nào khi những cụm nước tăng kích cỡ. Những tinh thể băng đầu tiên xuất hiện ở những cụm cỡ khoảng gồm 275 phân tử. (Ảnh: Victoria Buch, Cristoph Pradzynski và Udo Buck)
Những cụm nước pha tạp
Nay các nhà nghiên cứu trong đó có Thomas Zeuchn tại Viện Physikalische Chemie ở Göttingen, Đức, vừa tìm ra một phương pháp phân tích những cụm nước trung hòa chứa hàng trăm phân tử. Thành công của họ nằm ở hai thủ thuật khéo léo. Thứ nhất, mỗi cụm nước được pha tạp một nguyên tử natri. Việc sử dụng kim loại hoạt tính cao này đồng nghĩa là những cụm nước pha tạp đó bị ion hóa dễ dàng hơn những cụm tinh khiết và đảm bảo rằng electron giải phóng ra từ nguyên tử natri chứ không phải từ cụm nước trung hòa.
Thứ hai, trước khi bị ion hóa, những cụm nước pha tạp được kích thích bằng bức xạ hồng ngoại. Bức xạ này làm tăng nhiệt độ của chúng, do đó làm thay đổi cấu trúc của chúng theo hướng làm giảm thế ion hóa của chúng. Sau đó những cụm nước có thể bị ion hóa với một laser tử ngoại 390 nm, nó có năng lượng đủ thấp để tránh sự phân mảnh do vỡ. Kích cỡ của những cụm nước ion hóa này được xác định bằng kĩ thuật phổ khối thời gian bay (TOF).
Sau đó, để khảo sát cấu trúc của chúng, phổ hồng ngoại của những cụm nước được mang ra tính toán. Bức xạ hồng ngoại với số sóng từ 2800 đến 3800 cm-1 được sử dụng, tương ứng với tần số dao động (giãn) của các liên kết oxygen-hydrogen. Phổ dao động này mang lại cái nhìn có chiều sâu về sự sắp xếp của các phân tử nước bên trong cụm. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu biết rằng băng kết tinh có sự hấp thụ tối đa ở những số sóng khoảng 3200 cm-1, còn băng vô định hình và nước lỏng có sự hấp thụ tối đa ở số sóng xấp xỉ 3400 cm-1.
Biến nước thành băng
Zeuch và các đồng sự đã thu được phổ hồng ngoại cho những cụm nước cỡ từ 85 đến 475 phân tử. Đúng như trông đợi, có một sự lệch cực đại phổ về phía số sóng thấp khi kích cỡ cụm tăng lên. Sự chuyển tiếp từ 3400 đến 3200 cm-1 bắt đầu tại khoảng 275 phân tử, với cục băng kết tinh đầu tiên xuất hiện ở chính giữa cụm, tạo thành một cái vòng gồm sáu phân tử nước liên kết hydrogen trong một cấu trúc tứ diện.
Khi kích cỡ cụm tăng lên thêm, nhân kết tinh dần dần lớn lên. Với 475 phân tử, phổ hồng ngoại bị át trội bởi cấu trúc băng: sự hình thành tinh thể băng gần như là hoàn toàn. Hành trạng này khớp với các tiên đoán lí thuyết do một nhóm nghiên cứu khác nêu ra hồi năm 2004.
“Chẳng có gì bất ngờ rằng nước kết tinh khi bạn mang một số lượng phân tử nước nhất định đến gần nhau,” Zeuch nói. “Nhưng câu hỏi đặt ra là ‘Cái này xảy ra ở đâu?’ Nay chúng tôi vừa phát triển một kĩ thuật xác định rõ ngưỡng kích cỡ mà sự kết tinh xảy ra.”
Tiến lên tầng bình lưu
Kĩ thuật mới này có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu các quá trình tạo mây trong khí quyển của Trái đất. “Có những vùng trong tầng bình lưu không có điểm tạo nhân nào cả nơi các tinh thể băng được hình thành trực tiếp từ các phân tử nước,” Zeuch nói. “Cơ chế động lực học của quá trình này nay có thể được lập mô phỏng một cách chi tiết hơn.”
“Đây thật sự là những kết quả hấp dẫn,” phát biểu của Francesco Paesani, một nhà hóa học tại trường Đại học California, San Diego, người nghiên cứu những cụm phân tử nước. “Những hạt nước cỡ nanomet giữ một vai trò quan trọng trong khí quyển và có thể tìm thấy các tinh thể băng ở nhiều loại mây. Do đó, việc tìm hiểu những cụm nước kết tinh như thế nào mang lại những kiến thức cơ bản về sự tạo mây và các tính chất, cái hóa ra có ảnh hưởng đến quỹ bức xạ và khí hậu của Trái đất.”
Zeuch cũng tin rằng nghiên cứu trên sẽ giúp các nhà khoa học lập mô phỏng tốt hơn sự tương tác giữa những cụm nước trong các mô phỏng động lực học phân tử. Việc biết chính xác những cụm nước này hành xử như thế nào trong toàn khối nước là một trong những mục tiêu chính của những mô hình này và là một trong những vấn đề lớn chưa được giải quyết trong hóa học.
Nguồn: thuvienvatly.com

Luis Walter Alvarez (1911 – 1988)

Trong những năm đầu làm nhà vật lí nghiên cứu tại trường Đại học California ở Berkeley hồi thập niên 1930, Luis Alvarez đã mang biệt danh “người đàn ông lí tưởng”, cái tên ghi nhận những nghiên cứu sâu rộng của ông và khả năng của ông nhận dạng những câu hỏi quan trọng cần giải quyết. Là một thành viên của Dự án Manhattan, dự án chế tạo bom nguyên tử trong Thế chiến thứ hai, Alvarez đã đi theo Enola Gay, chiếc máy bay thả quả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản, trong một chiếc máy bay ném bom B-29 khác, từ đó ông đã chứng kiến sự hủy diệt của thành phố Hiroshima. Alvarez còn cải tiến kĩ thuật buồng bọt do nhà vật lí Đại học Michigan Donald Glaser phát minh ra, để dùng phối hợp với các máy gia tốc hạt nhận dạng những hạt sơ cấp trước đó chưa biết. Công trình này đã mang về cho ông giải Nobel vật lí năm 1968; nhưng ông không hề ngủ quên trên những cành nguyệt quế này, ông vẫn tích cực và sáng tạo trong vật lí học trong 20 năm tiếp sau đó.
Luis Alvarez
Là một thành viên của Dự án Manhattan, Luis Alvarez đã chứng kiến sự hủy diệt của thành phố Hiroshima từ một chiếc B-29 bay sau Enola Gay, chiếc máy bay đã thả quả bom nguyên tử xuống Hiroshima.
Alvarez sinh ngày 13 tháng 6 năm 1911, ở San Francisco, California, là con của tiến sĩ Walter Clement Alvarez, một nhà nghiên cứu sinh lí học tại trường Đại học California (UC), San Francisco, và bà Harriet Skidmore Smythe, một phụ nữ Ireland có gia đình đã lập một trường truyền giáo ở Foochow, Trung Quốc. Alvarez có hai người con, Walter và Jean, với bà vợ thứ nhất của ông, Geraldine Smithwick, một đồng hữu sinh viên Đại học Chicago, nhưng mối quan hệ của họ chấm dứt do sức ép của sự chia cắt thời chiến. Alvarez có hai người con nữa, Donald và Helen, với bà vợ thứ hai của ông, Janet Landis, họ cưới nhau vào năm 1958.
Alvarez vào trường Đại học Chicago vào năm 1928, lấy bằng cử nhân khoa học vào năm 1932, và ra trường vào năm 1936 với học vị tiến sĩ vật lí. Ông cảm kích người cố vấn học tập của ông, nhà khoa học đoạt giải Nobel Arthur Compton, không phải vì đã chỉ dẫn ông mà vì đã không can thiệp trong khi ông tự dìm mình trong nghiên cứu của ông. Tại UC Berkeley, ông tiến hành nghiên cứu bên cạnh hai người đoạt giải Nobel khác, Ernest Orlando Lawrence và Felix Bloch.
Alvarez nhanh chóng giành về danh hiệu người đàn ông lí tưởng tại UC Berkeley với ba khám phá lớn vào thập niên 1930. Trong năm đầu tiên tại đó ông đã khám phá ra cách các hạt nhân nguyên tử phân hủy và các electron quỹ đạo hấp thụ chúng, một quá trình gọi là sự bắt electron-K. Sau đó, ông phát minh ra một đèn hơi thủy ngân cùng với một sinh viên, và cùng với Bloch ông đã phát triển một quá trình xác định moment từ của neutron bằng cách làm chậm chuyển động của chúng trong một chùm hạt. Vào đầu thập niên 1940, ông tiến hành nghiên cứu cho quân đội tại Viện Công nghệ Massachusetts về hệ thống dò tầm vô tuyến, phát triển ba loại radar mới trong ba năm.
Alvarez không hề thấy tội lỗi về vai trò của ông trong sự phát triển của bom nguyên tử và ông tiếp tục ủng hộ công nghệ hạt nhân, vì ông tin rằng các lợi ích vượt xa những tiêu cực. Sau chiến tranh, Alvarez dành nghiên cứu của ông cho vật lí hạt cơ bản, xây dựng những máy gia tốc hạt lớn hơn và nhanh hơn. Alvarez đã cải tiến thiết kế buồng bọt của Glaser để sử dụng hydrogen lỏng thay cho diethyl-ether làm chất lỏng cho các hạt đi qua, để lại những vết bọt của chúng. Bằng phương pháp này, ông đã khám phá ra hàng tá hạt sơ cấp mới.
Trong những năm cuối sự nghiệp của mình, Alvarez triển khai dự án tia muon năng lượng cao (những hạt dưới nguyên tử của bức xạ vũ trụ) tại kim tự tháp Vua Chephren ở Gaza, Ai Cập, để xác định những bí ẩn của nó. Ủy ban Warren đã trưng dụng năng lực vật lí của ông để điều tra vụ án ám sát tổng thống John F. Kennedy. Cuối cùng, ông nhập đội với con trai của mình, nhà địa chất học UC Berkeley, Walter Alvarez, nêu giả thuyết rằng bụi tạo ra bởi sự va chạm của trái đất với một tiểu hành tinh đã gây ra “mùa đông” làm tuyệt chủng loài khủng long, một giả thuyết được chấp nhận rộng rãi dựa trên những lớp lắng iridium trong đá trầm tích Italy.
Alvarez ở lại làm việc cùng trường sở UC Berkeley cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1978. Giải Nobel năm 1968 và 22 giải thưởng khác mà ông được nhận là minh chứng cho ý nghĩa của sự nghiên cứu của ông. Ông qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 1 tháng 9 năm 1988, ở Berkeley, California.
Nguồn: thuvienvatly.com

Nghiên cứu lỗ đen để đo khối lượng photon
Một đội nhà khoa học tại trường Đại học Mississippi vừa công bố một bài báo trên tạp chí Physical Review Letters, trong đó họ trình bày một cách sử dụng các quan trắc thiên văn để kiểm tra một phương diện cơ bản của Mô hình Chuẩn - ấy là các photon có khối lượng. Họ đã sử dụng các quan sát lỗ đen siêu khối, xác định ràng buộc tốt nhất từ trước đến nay cho khối lượng hạt photon.
Theo bài báo trên, nếu các photon có khối lượng thì chúng sẽ gây ra sự mất cân bằng làm chậm dần chuyển động quay của mọi lỗ đen trong vũ trụ. Nhưng các nhà thiên văn cho chúng ta biết rằng những lỗ đen khổng lồ, siêu khối tại tâm của các thiên hà hiện đang quay tròn, nên sự mất cân bằng này không thể nào quá lớn.
Do đó, khối lượng của hạt photon, nếu như nó có khối lượng, phải hết sức nhỏ.
Các photo cực nhẹ với khối lượng khác không sẽ tạo ra một loại “bom lỗ đen”: một sự mất cân bằng mạnh sẽ rút năng lượng ra khỏi lỗ đen rất nhanh. Theo Paolo Pani, tác giả đứng tên đầu của bài báo trên, “Sự tồn tại của những hạt như vậy bị ràng buộc bởi sự quan sát những lỗ đen đang quay tròn. Với kĩ thuật này, chúng tôi đã thành công trong việc ràng buộc khối lượng của hạt photon đến mức chưa có tiền lệ: khối lượng đó phải một trăm tỉ tỉ lần nhỏ hơn ràng buộc hiện nay đối với khối lượng neutrino – khoảng 2 electronvolt.”
Hình minh họa hiệu ứng “bom lỗ đen”
Hình minh họa hiệu ứng “bom lỗ đen”. Một sóng đi tới lỗ đen có thể được khuếch đại qua sự phản xạ, rút lấy năng lượng quay và làm lỗ đen quay chậm đi. Khối lượng của hạt tác dụng giống như ‘tường chắn’ đối với những sóng đi ra (được biểu diễn bằng quả cầu kín trong hình này), nên quá trình phản xạ/khuếch đại được lặp lại và gây ra sự mất cân bằng.
Những kết quả của bài báo này có thể dùng để nghiên cứu sự tồn tại của những hạt mới, ví dụ như những hạt có khả năng đóng góp cho vật chất tối là đề tài nghiên cứu với Máy Va chạm Hadron Lớn của CERN ở Geneva. CERN là nơi công bố đã khám phá ra hạt giống với boson Higgs hồi đầu năm nay.
Khám phá đó đã lấp đầy một trong những chỗ trống quan trọng nhất trong Mô hình Chuẩn của ngành vật lí hạt cơ bản, vì nó giải thích các hạt thu lấy khối lượng như thế nào. Tuy nhiên, không phải hạt nào cũng có khối lượng. Vật lí học tiến bộ là nhờ sự kiểm tra và xác thực các lí thuyết được công nhận rộng rãi. Cho nên, nếu chúng ta tin rằng một hạt không có khối lượng (như trường hợp photon), thì tốt hơn hết là chúng ta nên kiểm tra với những thí nghiệm chính xác.
Quan sát các lỗ đen siêu khối có thể mang lại kiến thức mới sâu sắc mà chúng ta không thể truy xuất được với các thí nghiệm trong phòng lab. Có lẽ những tiền tuyến mới này trong lĩnh vực thiên văn vật lí sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vũ trụ vi mô.
Nguồn: thuvienvatly.com

26 thg 9, 2012

Bầu trời đêm 2013 sẽ có một sao chổi sáng hơn cả trăng rằm
Hôm nay, ngôi sao chổi mới phát hiện này chỉ xuất hiện dưới dạng một cái chấm nhỏ xíu trên bầu trời phía gần Mộc tinh. Nhưng khoảng một năm nữa, nó sẽ là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm của chúng ta.
Vitali Nevski và Artyom Novichonok, thuộc Mạng lưới Quang học Khoa học Quốc tế (ISON) ở Nga, đã phát hiện ra sao chổi C/2012 S1 (ISON) vào hôm 21 tháng 9 qua các bức ảnh chụp bởi một kính thiên văn phản xạ 40 cm. Những người quan sát bầu trời khác cũng đã sớm phát hiện ra nó, và Trung tâm Hành tinh Nhỏ thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế ở Cambridge, Massachusetts, đã công bố khám phá trên vào hôm 24 tháng 9.

Ảnh minh họa sao chổi ISON
Ảnh minh họa sao chổi ISON trước lúc bình minh ngày 22 tháng 11, 2013 nhìn từ nước Anh

Ảnh minh họa sao chổi ISON
Ảnh minh họa sao chổi ISON lúc mặt trời vừa lặn hôm 29 tháng 11, 2013 nhìn từ nước Anh
Từ các quan sát kết hợp, các nhà thiên văn đã có thể tìm ra quỹ đạo gần đây của sao chổi này và tìm thấy hình ảnh của nó qua ảnh chụp ngược đến cuối tháng 12 năm 2011. Từ đó họ tính ra một quỹ đạo gần như parabol mang sao chổi ISON lao gần như thẳng về phía mặt trời.
Các nhà thiên văn tại Đài thiên văn Remanzacco ở Italy cho rằng ISON sẽ sớt qua mặt trời ở cự li chưa tới 1,4 triệu km vào hôm 28 hoặc 29 tháng 11, 2013.
Quỹ đạo của ngôi sao chổi cũng cho biết nó là một kẻ mới đến từ đám mây Oort, một vành đai ở xa gồm những vật thể băng giá vây xung quanh hệ mặt trời. Chúng ta đã có một vị khách đến từ đám mây Oort hồi năm 2009, khi sao chổi xanh lục Lulin quét qua bầu trời với hai cái đuôi xinh đẹp.
Như với Lulin, bức xạ nhiệt cường độ mạnh do ISON bay gần mặt trời sẽ làm bay hơi lớp vỏ băng cứng của ngôi sao chổi, giải phóng bụi chứa bên trong, giúp nó mọc ra một cái đuôi hết sức sáng. Tạp chí Astronomy Now cho biết sao chổi ISON thậm chí có thể còn sáng hơn cả mặt trời rằm lúc nó ở gần mặt trời nhất.
Đối với người quan sát trên Trái đất, sao chổi ISON sẽ xuất hiện ở gần đường chân trời và trước ánh chói của mặt trời, bạn sẽ khó trông thấy nó. ISON sẽ mờ dần nhưng trở nên dễ tìm hơn khi nó lao về phía ngoài hệ mặt trời. Vào hôm 9 tháng 12, 2013 nó sẽ sáng ngang như sao Bắc Cực. ISON có thể tiếp tục được nhìn thấy bằng mắt trần cho đến giữa tháng 1 năm 2014.
Nhưng theo các nhà thiên văn, hành trạng của những ngôi sao chổi mới tinh nguyên có quỹ đạo gần như sớt qua mặt trời là hết sức khó đoán trước. Kết quả có thể là một màn trình diễn ngoạn mục như sao chổi McNaught hồi tháng 1 năm 2007, hoặc là một số phận chết yểu như sao chổi Kohoutek hồi năm 1973.
Nguồn: thuvienvatly.com

Phát hiện 1,5 triệu loài sinh vật biển mới
Sau hành trình 36 tháng vượt hơn 70.000 dặm đường trên khắp các đại dương của thế giới, con tàu thám hiểm Tara đã cập cảng London hồi tuần rồi. Một cuộc triển lãm đã được tổ chức tại Bảo tàng Khoa học ở London, giới thiệu 1,5 triệu loài mới phát hiện ra trong hơn 30.000 mẫu nước biển, với kích cỡ đủ loại từ tương đối lớn – dài 1 cm – đến nhỏ chừng 1 mm.
Dưới đây là một số loài mới được giới thiệu.
Platynereis Dumerei
Đây là con Platynereis Dumerei: Loài sâu thường sống trong các lỗ nhỏ, nhưng thỉnh thoảng bơi tự do ngoài nước biển
Tảo cát
Tảo cát
Giun nhiều tơ
Giun nhiều tơ thuộc họ nhà chân đốt
Emmanuel Reynaud
Loài tôm mới Emmanuel Reynaud
Một loài sâu ăn sinh vật phù du trong đại dương
Một loài sâu ăn sinh vật phù du trong đại dương
Loài sứa hiển vi
Loài sứa hiển vi trôi nổi dưới những con sóng
Nguồn: thuvienvatly.com

Cách 1: Dùng phương pháp tam thức bậc hai
Bất đẳng thức hoàn toàn thuần nhất, chuẩn hóa $a+b+c=3$ cho tiện. Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với $$(a^2b+b^2c+c^2a)(ab+bc+ca) \le 9.$$ Không mất tính tổng quát, giả sử $b$ là số nằm giữa hai số $a$ và $c$. Khi đó ta có $$\begin{align}
  & c\left( b-a \right)\left( b-c \right)\le 0  \Leftrightarrow {{a}^{2}}b+{{b}^{2}}c+{{c}^{2}}a\le b\left( {{a}^{2}}+ac+{{c}^{2}} \right). \\
\end{align}$$ Đặt $x=ac$. Ta có $a+c=3-b$ và ta sẽ chứng minh

Lời giải
Đặt $S=a+b, \ P=ab$. Khi đó giả thiết được viết lại dưới dạng $S^2+c^2=2+2P$, suy ra $2P=S^2+c^2-2$. Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương $$2Pc+1-P-Sc \ge 0,$$ hay $$\left( {{S}^{2}}+{{c}^{2}}-2 \right)c+1-\frac{{{S}^{2}}+{{c}^{2}}-2}{2}-Sc\ge 0,$$ có nghĩa là ta đi chứng minh $$f\left( S \right)=\left( 2c-1 \right).{{S}^{2}}-2c.S+2{{c}^{3}}-{{c}^{2}}-4c+4\ge 0.$$ Thật vậy, không mất tính tổng quát, giả sử $c$ là số lớn nhất trong ba số $a, \ b, \ c.$ Khi đó dễ thấy $2 \le 3c^2$, suy ra $c \ge \sqrt{\dfrac{2}{3}}.$

25 thg 9, 2012


Lời giải
Giả sử $(a-1)(b-1) \ge 0$ thì khi đó ta có $ab+1 \ge a+b$. Do đó
$$k(a^2+b^2+c^2)+abc+3k+2 \ge k(a^2+b^2+c^2)+(a+b-1)c+3k+2$$ Bây giờ đặt $2t=a+b$, sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ dễ thấy $a^2+b^2 \ge 2t^2$,

Lời giải
Không mất tính tổng quát, giả sử $a \ge b \ge  c$. Khi đó ta có $3 \ge a \ge 1, \ bc \le a^2$ và $$\begin{align}
   {{a}^{2}}{{b}^{2}}+{{b}^{2}}{{c}^{2}}+{{c}^{2}}{{a}^{2}}+abc&={{a}^{2}}{{b}^{2}}+{{c}^{2}}{{a}^{2}}+bc\left( bc+a.1 \right) \\
 & \le {{a}^{2}}{{b}^{2}}+{{c}^{2}}{{a}^{2}}+bc\left( {{a}^{2}}+a.a \right) \\
 & ={{a}^{2}}{{b}^{2}}+{{c}^{2}}{{a}^{2}}+2{{a}^{2}}bc \\
 & ={{a}^{2}}{{\left( b+c \right)}^{2}}. \\
\end{align}$$ Mặt khác, vì
Lời giải
Như thường lệ, công việc đầu tiên là ta sẽ dự đoán đẳng thức xảy ra, và từ đó tìm hướng giải quyết cho bài toán.
Thông thường, đối với những bài toán mà bất đẳng thức cần chứng minh có dạng hoán vị hoặc đối xứng, ta sẽ dự đoán đẳng thức xảy ra tại các biến bằng nhau. Tuy nhiên, ở bài toán này, ta dễ kiểm chứng thấy đẳng thức không xảy ra tại $a=b=c=1$.
Một cách cảm tính, ta thấy đẳng thức xảy ra tại $\left( a,b,c \right)=\left\{ \left( 0,1,2 \right);\left( 1,2,0 \right);\left( 2,0,1 \right) \right\}.$
Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhận xét như thế được.
Bây giờ ta sẽ lí giải vì sao tìm ra được nó!
Vì $a,b,c\ge 0$ và đẳng thức không xảy ra tại $a=b=c=1$ nên ta sẽ dự đoán đẳng thức xảy ra khi một biến bằng $0$. Giả sử $a=0$ chẳng hạn. Khi đó, $b+c=3$ và ta cần chứng minh rằng $$\frac{b}{{{c}^{3}}+16}+\frac{c}{16}\ge \frac{1}{6}.$$ Đây là bài toán với 2 biến, và hoàn toàn có thể đưa về một biến được vì từ $b+c=3$ ta có thể rút ra $b=3-c$. Hẳn sẽ có bạn hỏi vì sao lại rút $b$ theo $c$ chứ không phải rút $c$ theo $b$? Rất đơn giản, rút $b$ theo $c$để giảm nhẹ việc tính toán đi. Ta cần chứng minh $$\frac{3-c}{{{c}^{3}}+16}+\frac{c}{16}\ge \frac{1}{6}.$$ Thật vậy, bất đẳng thức này tương đương với $$\frac{{{\left( c-2 \right)}^{2}}\left( 3{{c}^{2}}+4c+4 \right)}{48\left( {{c}^{3}}+16 \right)}\ge 0.$$
Bất đẳng thức này hiển nhiên đúng, và đẳng thức xảy ra khi $c=2$.
Vậy đẳng thức xảy ra khi $\left( a,b,c \right)=\left( 0,1,2 \right)$.
Hoàn toàn tương tự, khi cho $b=0$ ta sẽ tìm được $a=2,c=1$.
Khi cho $c=0$ ta sẽ tìm được $a=1,c=2$.
Như vậy đẳng thức xảy ra tại $\left( a,b,c \right)=\left\{ \left( 0,1,2 \right);\left( 1,2,0 \right);\left( 2,0,1 \right) \right\}.$ Kết thúc dự đoán.
Nhờ dự đoán được đẳng thức xảy ra khi ít nhất có một biến bằng $0$, hơn thế , bậc của mẫu số lớn hơn tử vậy tại sao chúng ta không nhớ đến kĩ thuật AM-GM ngược dấu nhỉ?
Viết bất đẳng thức đã cho về dạng: $$\frac{16a}{{{b}^{3}}+16}+\frac{16b}{{{c}^{3}}+16}+\frac{16c}{{{a}^{3}}+16}\ge \frac{8}{3}.$$ Bây giờ ta để ý rằng: $$\frac{16a}{{{b}^{3}}+16}=a-\frac{a{{b}^{3}}}{{{b}^{3}}+16}$$, như thế dùng bất đẳng thức $AM-GM$ ta có: $$\frac{16a}{{{b}^{3}}+16}=a-\frac{a{{b}^{3}}}{{{b}^{3}}+8+8}\ge a-\frac{a{{b}^{3}}}{3\sqrt[3]{{{b}^{3}}.8.8}}\ge a-\frac{a{{b}^{2}}}{12}$$
Chú ý rằng đánh giá này đẳng thức xảy ra tại $a=0,b=2.$
Tương tự như vậy: 
$$\frac{16b}{{{c}^{3}}+16}=b-\frac{b{{c}^{3}}}{{{c}^{3}}+8+8}\ge b-\frac{b{{c}^{3}}}{3\sqrt[3]{{{c}^{3}}.8.8}}\ge b-\frac{b{{c}^{2}}}{12}\text{ }\left( 2 \right)$$
$$\frac{16c}{{{a}^{3}}+16}=c-\frac{c{{a}^{3}}}{{{a}^{3}}+8+8}\ge c-\frac{c{{a}^{3}}}{3\sqrt[3]{{{a}^{3}}.8.8}}\ge c-\frac{c{{a}^{2}}}{12}\text{ }\left( 3 \right)$$
Đánh giá $\left( 2 \right)$ đẳng thức khi $b=0,c=2.$
Đánh giá $\left( 3 \right)$ đẳng thức khi $c=0,a=2.$
Như vậy, các đánh giá bằng kĩ thuật AM-GM ngược dấu hoàn toàn đảm bảo dấu bằng!
Cộng ba bất đẳng thức trên lại ta sẽ phải chứng minh: $$a+b+c-\frac{a{{b}^{2}}}{12}-\frac{b{{c}^{2}}}{12}-\frac{c{{a}^{2}}}{12}\ge \frac{8}{3}.$$
Với chú ý $a+b+c=3$ nữa thì ta chỉ cần chứng minh: $$a{{b}^{2}}+b{{c}^{2}}+c{{a}^{2}}\le 4.$$
Bất đẳng thức này thuộc dạng quen thuộc, để chứng minh nó ta giả sử $b$ là số ở giữa ba số$a,b,c$. Khi đó ta có $$a\left( b-a \right)\left( b-c \right)\le 0\Rightarrow a{{b}^{2}}+b{{c}^{2}}+c{{a}^{2}}\le b\left( {{a}^{2}}+ac+{{c}^{2}} \right)\le b{{\left( a+c \right)}^{2}}.$$
Bây giờ chỉ cần chứng minh: $b{{\left( a+c \right)}^{2}}\le 4$ nữa là xong. Thật vậy, theo AM-GM, ta có $$b{{\left( a+c \right)}^{2}}=\frac{1}{2}.2b\left( a+c \right)\left( a+c \right)\le \frac{1}{2.27}{{\left( 2b+a+c+a+c \right)}^{3}}=4.$$
Bài toán được chứng minh xong.
Đẳng thức xảy ra khi $\left( a,b,c \right)=\left\{ \left( 0,1,2 \right);\left( 1,2,0 \right);\left( 2,0,1 \right) \right\}. \ \blacksquare$

24 thg 9, 2012


Lời giải
Sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ dạng $$\frac{1}{\sqrt{7}}\sqrt{\left( 3+4 \right)\left[ \frac{3}{{{(a+b)}^{2}}}+{{c}^{2}} \right]}\ge \frac{1}{\sqrt{7}}\left[ \frac{3}{a+b}+2c \right].$$ Ta đưa bài toán về chứng minh bất đẳng thức mạnh hơn sau : $$\dfrac{1}{a+b}+ \dfrac{1}{b+c}+ \dfrac{1}{c+a}+ \dfrac{2}{3}(a+b+c)\ge \dfrac{7}{2},$$ hay tương đương (sau khi nhân hai vế với  $a+b+c$) : $$3+\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a} + \frac{c}{a+b} + \frac{2}{3}{{\left( a+b+c \right)}^{2}} \ge \frac{7}{2}\left( a+b+c \right)$$ Đặt $t=a+b+c$ ta có $\sqrt{3} < t \le 3$ và $4t^2+3t-6>4.3+3.\sqrt{3}-6>0$. Bây giờ, sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ ta có: $$\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}\ge \frac{{{\left( a+b+c \right)}^{2}}}{2\left( ab+bc+ca \right)} = \frac{{{t}^{2}}}{{{t}^{2}}-3}.$$ Bài toán được chứng minh nếu ta chỉ ra được $$3+\frac{{{t}^{2}}}{{{t}^{2}}-3}+\frac{2}{3}{{t}^{2}} \ge \frac{7}{2}t.$$ Thật vậy, ta có $$3 + \frac{{{t}^{2}}}{{{t}^{2}}-3} + \frac{2}{3}{{t}^{2}} - \frac{7}{2}t = \frac{{{\left( t-3 \right)}^{2}}\left( 4{{t}^{2}}+3t-6 \right)}{6\left( {{t}^{2}}-3 \right)}\ge 0.$$ Bài toán được chứng minh xong ;).
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1. \ \blacksquare$
Lời giải
Đây là một bài toán không khó, nhưng khá thú vị. Tôi tìm được 4 lời giải cho nó.
Cách 1.
Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$, ta có $$2\sqrt{3\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)}\le \frac{3\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)}{a+b+c}+a+b+c.$$ Do đó, bài toán sẽ được chứng minh nếu ta chỉ ra được $$\frac{{{a}^{2}}}{b}+\frac{{{b}^{2}}}{c}+\frac{{{c}^{2}}}{a}\ge \frac{3\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)}{\left( a+b+c \right)}.$$
Mặt khác, theo một kết quả quen thuộc,

Bình thường khi tiếp cận 1 bài toán, ta khai thác triệt để giả thiết của bài toán trước, và từ giả thiết sau khi đã khai thác sẽ định hướng cho ta sẽ phải làm gì.
Ở bài toán này, với điều kiện giả thiết $9\left ( a^{4} +b^{4}+c^{4}\right )-25\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )+48=0$ và biểu thức P là đối xứng với các biến, nên ta dự đoán đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1$.
Từ giả thiết $9\left ( a^{4} +b^{4}+c^{4}\right )-25\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )+48=0$ với bậc của các biến là bậc 4 và bậc 2, nên ta có hai hướng khai khác
1. Đưa các biến về cùng bậc 4.
Thật vậy, dựa vào dự đoán dấu bằng và theo bất đẳng thức $AM-GM$ ta có $$ 0=9\left( {{a}^{4}}+{{b}^{4}}+{{c}^{4}} \right)-25\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)+48\ge 9\left( {{a}^{4}}+{{b}^{4}}+{{c}^{4}} \right)-\frac{25}{2}\left( {{a}^{4}}+{{b}^{4}}+{{c}^{4}}+3 \right)+48 $$ tức là ta có $${{a}^{4}}+{{b}^{4}}+{{c}^{4}}\ge 3.$$
2. Đưa các biến về cùng bậc 2.
Thật vậy, dựa vào dự đoán dấu bằng và theo bất đẳng thức $AM-GM$ ta có $$0=(9{{a}^{4}}+9)+(9{{a}^{4}}+9)+(9{{a}^{4}}+9)-25\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)+21\ge 18\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)-25\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)+21$$
tức là ta có $${{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}\ge 3.$$
Như vậy, giả thiết của ta đã khai thác xong và hiện tại ta chẳng biết làm gì với giả thiết đó, và trong 2 điều mà ta khai thác được, ta nên dùng cái nào?
Bây giờ ta xét biểu thức P.
Nhờ dự đoán đẳng thức xảy ra tại $a=b=c=1$ và sử dụng giả thiết, nên ta sẽ có ý đồ là chứng minh bất đẳng thức đồng bậc để sử dụng giả thiết.
Tức là ta sẽ chứng minh $$P=\frac{{{a}^{2}}}{b+2c}+\frac{{{b}^{2}}}{c+2a}+\frac{{{c}^{2}}}{a+2b}\ge \frac{\sqrt[4]{{{3}^{3}}\left( {{a}^{4}}+{{b}^{4}}+{{c}^{4}} \right)}}{3} \; \; (1)$$ hoặc là
$$P=\frac{{{a}^{2}}}{b+2c}+\frac{{{b}^{2}}}{c+2a}+\frac{{{c}^{2}}}{a+2b}\ge \frac{\sqrt{3({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}})}}{3} \; \; (2) $$
Nhận thấy bất đẳng thức (1) mạnh hơn bất đẳng thức (2) vì $\left( {{a}^{4}}+{{b}^{4}}+{{c}^{4}} \right)\ge \dfrac{{{\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)}^{2}}}{3}\ge \left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)$, nhưng liệu ta có nhất thiết phải dùng một đánh giá mạnh hơn (2) như thế hay không? Mà chắc gì (1) đã đúng :-/
Người ta có câu nói vui
"Ta cứ chọn việc nhẹ nhàng...
Gian khổ để dành những thằng ngu ;))"
và tất nhiên, không ai muốn làm khổ mình cả, và cũng chẳng ai muốn mình ngu :P, tội gì không thử làm cái đơn giản trước :D. Nếu cái đơn giản không đưa ta đến thành công thì đành chấp nhận quay lại cái phức tạp hơn vậy :).
Nhưng, "Cái đơn giản là cái mạnh mẽ nhất", và ở bài toán này, nó cũng được thể hiện :).
Để xuất hiện cái $a^2+b^2+c^2$ thì theo lẽ tự nhiên ta sẽ sử dụng $Cauchy-Schwarz$ để trên tử số xuất hiện $a^2+b^2+c^2$ trước đã, mẫu thế nào tính sau :P.
Sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ ta có:
$$\begin{align}
P&=\frac{a^2}{b+2c}+\frac{b^2}{c+2a}+\frac{c^2}{a+2b}\\
&=\frac{a^4}{{{a}^{2}}(b+2c)}+\frac{b^4}{{{b}^{2}}(c+2a)}+\frac{c^4}{{{c}^{2}}(a+2b)} \\
& \ge \frac{{{\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)}^{2}}}{{{a}^{2}}b+{{b}^{2}}c+{{c}^{2}}a + 2\left( {{a}^{2}}c+{{b}^{2}}a+{{c}^{2}}b \right)} \\
\end{align}$$
Ô la la, trên tử xuất hiện $a^2+b^2+c^2$ rồi ;;). Còn cái mẫu thì sao nhỉ? :-?
Lại một lần nữa ngài $Cauchy-Schwarz$ cho mẫu số của chúng ta xuất hiện $a^2+b^2+c^2$.
Thật vậy, tiếp tục sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ ta có:

$$\begin{align}
   {{a}^{2}}b+{{b}^{2}}c+{{c}^{2}}a &\le \sqrt{\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)\left( {{a}^{2}}{{b}^{2}}+{{b}^{2}}{{c}^{2}}+{{c}^{2}}{{a}^{2}} \right)} \\
 & \le \sqrt{\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right).\frac{{{\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)}^{2}}}{3}} \\
 & =\frac{\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}}{\sqrt{3}} \\
\end{align}$$

tương tự, ta cũng có
$$2\left( {{a}^{2}}c+{{b}^{2}}a+{{c}^{2}}b \right)\le \frac{2\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)\sqrt{ {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} }}{\sqrt{3}}$$
Do đó
$$\begin{align}
\frac{{{\left( a^2+b^2+c^2 \right)}^{2}}}{a^2b+b^2c+c^2a+2\left( {{a}^{2}}c+{{b}^{2}}a+{{c}^{2}}b \right)}&\ge \frac{{{\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)}^{2}}}{\sqrt{3}\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}} \\
 & =\frac{\sqrt{3\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)}}{3} \\
\end{align}$$
Như vậy, cái đơn giản đã đưa ta đi đến thành công, thật may mắn :).
Sử dụng giả thiết mà ta khai thác được là $a^2+b^2+c^2 \ge 3$ ta có
$$P=\frac{{{a}^{2}}}{b+2c}+\frac{{{b}^{2}}}{c+2a}+\frac{{{c}^{2}}}{a+2b}\ge \frac{\sqrt{3({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}})}}{3} \ge 1$$
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1$.
Vậy $\text{minP=1}$.
Bài toán được giải quyết hoàn toàn.

Sử dụng bất đẳng thức AM-GM, ta có : $$\begin{align}
   y & =\sqrt{{{\cos }^{2}}x-2\cos x+3}+\sqrt{{{\cos }^{2}}x+6\cos x+13} \\
 & \le \frac{{{\cos }^{2}}x-2\cos x+3+2}{2\sqrt{2}}+\frac{{{\cos }^{2}}x+6\cos x+13+20}{2\sqrt{20}} \\
 & =\sqrt{2}+2\sqrt{5}+\frac{\left( \cos x-1 \right)\left( \sqrt{5}\cos x+5\sqrt{2}\cos x+7\sqrt{5}-5\sqrt{2} \right)}{20} \\
 & \le \sqrt{2}+2\sqrt{5}. \\
\end{align}$$ Đẳng thức xảy ra khi $cosx=1$ nên giá trị lớn nhất của $y$ là $\sqrt{2}+2\sqrt{5}. \ \blacksquare$
Câu hỏi đặt ra là học sinh lớp 10 sẽ dự đoán đẳng thức như thế nào? Nếu là học sinh 12, có công cụ đạo hàm thì công việc sẽ trở nên đơn giản hơn :).
Trước hết, biểu thức này chứa toàn căn, nên ý tưởng đầu tiên của ta là phá căn trước. Muốn phá căn thì một là bình phương, hai là sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$. Tuy nhiên ở bài này, $y^2$ vẫn còn xuất hiện căn, nên ta sẽ dùng phương án : sử dụng $AM-GM$ để phá căn ;). Vì ta chưa biết đẳng thức xảy ra khi nào, nên ta sẽ đưa tham số $a, \ b$ vào. Cho gọn, đặt $x=\cos t.$ Khi đó, sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$ ta thu được : $$\begin{align}
   y & =\sqrt{x-2x+3}+\sqrt{{{x}^{2}}+6x+13} \\
 & =\frac{\sqrt{\left( {{x}^{2}}-2x+3 \right)a}}{\sqrt{a}}+\frac{\sqrt{\left( {{x}^{2}}+6x+13 \right)b}}{\sqrt{b}} \\
 & \le \frac{{{x}^{2}}-2x+3+a}{2\sqrt{a}}+\frac{{{x}^{2}}+6x+13+b}{2\sqrt{b}} \\
 & =\left( \frac{1}{2\sqrt{a}}+\frac{1}{2\sqrt{b}} \right){{x}^{2}}+\left( \frac{3}{\sqrt{b}}-\frac{1}{\sqrt{a}} \right)x+\frac{3+a}{2\sqrt{a}}+\frac{13+b}{2\sqrt{b}} \\
 & =f(x),x\in \left[ -1;1 \right] \\
\end{align}$$ Rõ ràng $f(x)$ là một tam thức bậc hai, điều kiện cần để tam thức bậc hai này có cực trị là $$x=\frac{-b}{2a}=\frac{\left( \frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{3}{\sqrt{b}} \right)}{2\left( \frac{1}{2\sqrt{a}}+\frac{1}{2\sqrt{b}} \right)}=\frac{\sqrt{b}-3\sqrt{a}}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}.$$ Ngoài ra, điều kiện dấu bằng của bất đẳng thức $AM-GM$ cho ta $x^2-2x+3=a$ và $x^2+6x+13=b$. Thế hai giá trị này vào biểu thức trên, ta sẽ tìm được $x$.
Sau đó xét $f(-1), \ f(1)$ và $f(x_0)$ với $x_0$ là các nghiệm của phương trình trên, so sánh các giá trị với nhau, cái nào lớn nhất thì đó chính là giá trị lớn nhất cần tìm của bài toán :). $\blacksquare$

Lời giải
Độ biến thiên động năng chính bằng công của lực điện trường :

23 thg 9, 2012


Lời giải
Chia hai vế của bất đẳng thức cho $abc$, ta cần chứng minh $$\begin{matrix}
  \left( 1+\frac{ab}{c} \right)\left( 1+\frac{bc}{a} \right)\left( 1+\frac{ca}{b} \right)\ge 8, \\
  {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}+\left( \frac{ab}{c}+\frac{bc}{a}+\frac{ca}{b} \right)+abc\ge 7. \\
\end{matrix}$$ Sử dụng bất đẳng thức quen thuộc $(x+y+z)^2 \ge 3(xy+yz+zx)$, ta có