Cách 1: Dùng phương pháp tam thức bậc hai
Bất đẳng thức hoàn toàn thuần nhất, chuẩn hóa a+b+c=3 cho tiện. Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với (a^2b+b^2c+c^2a)(ab+bc+ca) \le 9. Không mất tính tổng quát, giả sử b là số nằm giữa hai số a và c. Khi đó ta có \begin{align} & c\left( b-a \right)\left( b-c \right)\le 0 \Leftrightarrow {{a}^{2}}b+{{b}^{2}}c+{{c}^{2}}a\le b\left( {{a}^{2}}+ac+{{c}^{2}} \right). \\ \end{align} Đặt x=ac. Ta có a+c=3-b và ta sẽ chứng minh
b\left( {{a}^{2}}+ac+{{c}^{2}} \right)\left( ab+bc+ca \right)-9\le 0, hay là ta cần chứng minh \begin{align} f\left( y \right)&=b\left[ {{\left( a+c \right)}^{2}}-ac \right].\left[ b\left( a+c \right)+ca \right]-9 \\ & =b\left[ {{\left( 3-b \right)}^{2}}-x \right].\left[ b\left( 3-b \right)+x \right]-9 \\ & =-b.{{x}^{2}}+\left( 2{{b}^{3}}-9{{b}^{2}}+9b \right).x-{{b}^{5}}+9{{b}^{4}}-27{{b}^{3}}+27{{b}^{2}}-9\le 0. \\ \end{align} Vì hệ số của x^2 là -b<0 và \begin{align} {{\Delta }_{x}}&={{\left( 2{{b}^{3}}-9{{b}^{2}}+9b \right)}^{2}}+4b\left( -{{b}^{5}}+9{{b}^{4}}-27{{b}^{3}}+27{{b}^{2}}-9 \right) \\ & =9b\left( {{b}^{3}}-6{{b}^{2}}+9b-4 \right) \\ & =9b{{\left( b-1 \right)}^{2}}\left( b-4 \right) \\ & <9b{{\left( b-1 \right)}^{2}}\left( 3-4 \right) \\ & =-9b{{\left( b-1 \right)}^{2}} \\ & \le 0. \\ \end{align} Từ đó, theo định lí về dấu của tam thức bậc hai ta có f(x) \le 0.
Bài toán được chứng minh xong.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=b=c. \ \blacksquare
Cách 2:
Không mất tính tổng quát, giả sử b là số nằm giữa hai số a và c. Khi đó ta có \begin{align} & c\left( b-a \right)\left( b-c \right)\le 0 \Leftrightarrow {{a}^{2}}b+{{b}^{2}}c+{{c}^{2}}a\le b\left( {{a}^{2}}+ac+{{c}^{2}} \right). \\ \end{align} Sử dụng đánh giá này, ta được (a^2b+b^2c+c^2a)(ab+bc+ca) \le b(a^2+ac+c^2)(ab+bc+ca) Bây giờ, lần lượt sử dụng bất đẳng thức quen thuộc xy \le \dfrac{(x+y)^2}{4} và bất đẳng thức AM-GM dạng mnp \le \dfrac{(m+n+p)^3}{27}, ta có \begin{align} b({{a}^{2}}+ac+{{b}^{2}})(ab+bc+ca)& \le b \cdot \frac{{{\left( {{a}^{2}}+ac+{{c}^{2}}+ab+bc+ca \right)}^{2}}}{4} \\ & =b \cdot\frac{{{\left( a+c \right)}^{2}}{{\left( a+b+c \right)}^{2}}}{4} \\ & =\frac{9}{8}\cdot2b \cdot \left( a+c \right) \cdot \left( a+c \right) \\ & \le \frac{9}{8}\cdot\frac{{{\left( 2b+a+c+a+c \right)}^{3}}}{27} \\ & =9. \\ \end{align} Bài toán được chứng minh xong.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=b=c=1. \ \blacksquare
0 nhận xét:
Đăng nhận xét